Sửa nhà
Đơn xin sửa chữa nhà ở (năm 2023 mới nhất)

Đơn xin sửa chữa nhà ở (năm 2023 mới nhất)

Đơn xin sửa chữa nhà ở là văn bản pháp lý quan trọng mà công dân cần hoàn thành khi có ý định thực hiện sửa chữa, thay đổi kiến trúc nhà ở.

Nhằm giúp những chủ nhà đang có nhu cầu sửa chữa nhà ở nắm được thủ tục hành chính, cũng như tiết kiệm công sức tránh soi sót không đáng có trong quá trình làm đơn ảnh hưởng đến tiến độ thi công căn nhà.

Nhà thầu thông qua bài viết dưới đây xin hướng dẫn Khách hàng hoàn thiện mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở để Khách hàng tham khảo.

Đơn xin sửa chữa nhà ở là gì?

Đơn xin sửa chữa nhà ở là biểu mẫu mà công dân, tổ chức hoàn thiện sau đó nộp lên và trình cho tổ chức cơ quan có trách nhiệm để xin giấy phép sửa chữa nhà ở.

Thông thường, mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở cần đầy đủ các nội dung về: Thông tin về chủ đầu tư, thông tin công trình, đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế, dự kiến thời gian hoàn thành công trình, cam kết, tài liệu kèm theo.

Lưu ý: Không phải trường hợp nào cá nhân, tổ chức khi muốn sửa chữa nhà cũng đều phải thực hiện đơn để gửi đến cơ quan có thẩm quyền.

Có bắt buộc phải gửi đơn xin sửa chữa nhà ở ?

Đây cũng là thắc mắc của khá nhiều nhà dân bởi sửa chữa nhà có rất nhiều cách thức sửa chữa, có những nhà chỉ sửa chữa những  một số hạng mục nhỏ, thay đổi nội thất đơn giản. Có những nhà lại sửa chữa lại toàn bộ ngôi nhà và sân vườn. Vậy có phải tất cả các trường hợp sửa chữa đều phải xin giấy phép. Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng quy định khi sửa chữa nhà, chủ nhà sẽ được miễn giấy phép xây dựng nếu việc sửa chữa bên trong nhà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng, môi trường, an toàn công trình và được miễn nếu việc sửa chữa làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

Luật Xây dựng năm 2014 có quy định, trước khi khởi công sửa chữa nhà ở, chủ đầu tư phải có giấy phép sữa chữa, cải tạo, trừ 02 trường hợp sau:

– Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình.

– Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

Như vậy, khi sửa chữa nhà ở mà không thuộc 02 trường hợp trên phải đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

Lưu ý: Khi xây dựng mới nhà ở riêng lẻ ở nông thôn nếu không xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thì được miễn giấy phép xây dựng. Riêng việc sửa chữa, cải tạo chỉ 02 trường hợp trên mới được miễn giấy phép sửa chữa, cải tạo.

Công dân sửa chữa, cải tạo nhà ở thuộc đối tượng phải xin phép cơ quan có thẩm quyền mà tự ý thực hiện, không hoàn thành đơn xin phép cũng như hồ sơ gửi đến cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy đinh như sau:

Điều 16. Vi phạm quy định về trật tự xây dựng

7. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

c) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Vậy, nên để tránh việc xử phạt thì trước khi thực hiện việc cải tạo, sửa chữa công dân, tổ chức nên tìm hiểu kỹ quy định hoặc nếu không hiểu biết hãy gọi tới Nhà thầu để được chúng tôi hỗ trợ.

Hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở

don-xin-sua-chua-nha-o-trang-1
Đơn xin sửa chữa nhà ở – Trang 1
don-xin-sua-chua-nha-o-trang-2
Đơn xin sửa chữa nhà ở – Trang 2
don-xin-sua-chua-nha-o-trang-2
Đơn xin sửa chữa nhà ở – Trang 3
don-xin-sua-chua-nha-o-trang-4
Đơn xin sửa chữa nhà ở – Trang 4

Như đã nói ở nội dung trên, một mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở thường có 05 nội dung chính, dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn Khách hàng điền thông tin các mục:

– Nơi nhận đơn: cần ghi rõ ràng, chính xác cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Ví dụ: Kính gửi: UBND huyện, quận, thị xã nơi có nhà cần sửa chữa, cải tạo

– Thông tin về chủ hộ hay còn gọi là chủ đầu tư thì hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu đề nghị cấp giấy phép sữa chữa, cải tạo nhà ở thì ghi đầy đủ các nội dung sau: Tên chủ hộ, địa chỉ liên hệ, số điện thoại.

– Thông tin nhà ở cần sửa chữa, cải tạo cần ghi đầy đủ thông tin về nhà ở theo các nội dung:

+ Địa Điểm xây dựng: Số nhà thuộc đường nào, xã nào, huyện quận, thị xã, tỉnh (thành phố) nào?

+ Lô đất số: cần lấy theo thông tin tại sổ đỏ đã được cơ quan nhà nước cấp.

+ Diện tích: Ghi chính xác thông tin về diện tích theo giấy phép xây dựng hoặc theo đo thực tế.

 – Nội dung đề nghị cấp phép cải tạo, sửa chữa:

 + Loại công trình: Nhà ở, cấp công trình:

+ Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): Ghi đúng diện tích xây dựng theo giấy phép hoặc theo thực tế (nếu không có giấy phép).

+ Tổng diện tích sàn:….. (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum) như: Tầng 1 bao nhiêu m2, Tầng 2: …..m2, Tầng 3: …..m2.

+ Chiều cao công trình: Ghi rõ bao nhiêu m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum). Ví dụ: Tầng 1: ……m, Tầng 2: ……m, Tầng 3: ……m,- Số tầng: Ghi số số lượng tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tầng tum

 – Giấy tờ kèm theo đơn xin sửa chữa nhà ở: Trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sửa chữa nhà ở, ngoài đơn đề nghị thì hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị các giấy tờ khác kèm theo đơn như:

+ Các bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình được cải tạo;

+ Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ về quyền quản lý, sử dụng nhà ở như sổ đỏ…

Quy trình xin phép xây dựng, sửa chữa nhà

Khi muốn xin phép xây dựng, sửa chữa nhà cần thực hiện theo quy trình như sau:

– Lập hồ sơ xin phép xây dựng;

– Nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép xây dựng;

– Cơ quan cấp phép xây dựng kiểm tra hồ sơ;

– Cơ quan cấp phép xây dựng đóng dấu bản vẽ và cấp giấy phép xây dựng;

– Trước khi khởi công xây dựng 7 ngày, chủ nhà gửi thông báo ngày khởi công đến cơ quan cấp phép và UBND cấp phường/xã.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về nội dung đơn xin sửa chữa nhà ở, Khách hàng tham khảo nội dung bài viết, có vấn đề gì chưa rõ thông tin vui lòng liên hệ với Nhà thầu để nhận hỗ trợ.

Đọc thêm:

4.7/5 - (4 votes)
3

3 thoughts on “Đơn xin sửa chữa nhà ở (năm 2023 mới nhất)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *